Chữa bệnh máy yếu, rung giật cho xe hơi

15:15 15/11/2018

Động cơ yếu, cần số rung là căn bệnh dễ gặp phải khi xe hơi của bạn trải qua nhiều năm sử dụng. Hãy đọc kĩ bài hướng dẫn sau để tìm ra nguyên nhân và cách đề phòng, xử lý.

Dù là loại xe nào, sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ đều gặp phải tình trạng yếu đi về động cơ. Xe sẽ vận hành kém trơn tru và nhanh nhạy so với ban đầu. Có rất nhiều nguyên do sinh ra “căn bệnh” này.  Đặc biệt là khi các tài xế bỏ bê không chăm sóc, bảo dưỡng xế yêu của mình; thì đây là lúc phải bỏ ra khoản tiền lớn để trùng tu và thậm chí là thay mới một số chi tiết. Chưa kể, nếu để lâu không sửa chữa, xe có thể chết máy bất ngờ trong lúc di chuyển và gây ra tai nạn nghiêm trọng. 

Động cơ yếu và rung giật là căn bệnh chung của xe ô tô sau thời gian dài sử dụng.

Động cơ yếu và rung giật là căn bệnh chung của xe ô tô sau thời gian dài sử dụng

Vì vậy, trước hết, hãy nắm bắt một số biểu hiện của sự “già” đi trên chiếc xế cưng của bạn. Sau đó kịp thời tìm hiểu và khắc phục nguyên nhân. Tham khảo ngay các kinh nghiệm do khoxehoi.com tổng hợp nhé.

Các biểu hiện “kêu cứu” của động cơ

- Tăng tốc kém: Đây là biểu hiện đầu tiên của việc động cơ xuống cấp. Mỗi khi tăng tốc, xe có tình trạng giật nảy lặp lại. 
- Rung lắc vô-lăng và cần số: Nếu ở mức độ nhẹ ban đầu, tài xế rất khó nhận biết. Tuy nhiên, khi động cơ yếu đi, chỉ cần thường xuyên để ý, người dùng sẽ thấy cảm giác rung lắc rất mạnh ở vô –lăng và cần số, đặc biệt là khi xe leo dốc. 
- Khó leo dốc: Dốc cao là một trong những địa hình khó thử thách và kiểm tra sức bền của động cơ xe. 
- Dễ chết máy: Động cơ hao mòn và không tải nổi nhu cầu của người lái thì sẽ sinh ra hiện tượng chết máy. Ngoài ra, nguyên nhân có thể từ kim phun xăng nếu máy chết thường xuyên. 

Nguyên nhân

Có nhiều biểu hiện của động cơ yếu như xe leo dốc kém, khó tăng tốc.

Có nhiều biểu hiện của động cơ yếu như xe leo dốc kém, khó tăng tốc 

Mỗi vấn đề ở động cơ ô tô đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Khi xe bạn thường xuyên mất lực, tăng tốc đi kèm giật, cần số rung lắc, cảm giác máy yếu hay nghiêm trọng hơn là có cả khí xả lẫn mùi “xăng sống” thì nguyên do có thể xuất phát từ xy-lanh động cơ xe không hoạt động. Trong thuật ngữ chuyên biệt thì đây gọi là tình trạng bỏ máy. 

Thông thường, tình trạng này xảy ra là do hệ thống đánh lửa và cấp nhiên liệu vào xy-lanh không đủ tỷ suất nén hoặc hư hỏng khác. Hãy thử chẩn đoán bằng cách lần lượt tháo đường cao cáp khỏi bugi và quan sát độ rung khi máy nổ. Nếu thực sự xy-lanh có trục trắc, động cơ khi nổ máy sẽ rung mạnh bất thường. 

Kiểm tra bugi để tìm ra nguyên nhân động cơ yếu dần.

Kiểm tra bugi để tìm ra nguyên nhân động cơ yếu dần

Tiếp đó, bạn hãy tháo dây cao áp (dây nối bugi) của từng xy-lanh. Nếu khi dây đã rút mà động cơ giật nhẹ thì xe bình thường. Ngược lại, động cơ vẫn tiếp tục rung giật mạnh thì chắc chắn xy-lanh đã có vấn đề.

Lưu ý, việc tự tháo lắp dây cao áp khi động cơ đang hoạt động là vô cùng nguy hiểm do gây giật. Hãy chắc chắn sử dụng các đồ bảo hộ (găng tay cao su) và khéo léo không chạm đầu dây vào kim loại để giữ an toàn cho mình. Cẩn trọng hơn, bạn có thể tắt động cơ, thực hiện tháo các đầu dây xong mới khởi động lại và kĩ càng quan sát. 

Nếu xác định nguyên nhân từ bugi hay dây cao áp, chủ xe có thể tự sửa nếu có kĩ năng và kiến thức chuẩn xác. Nếu không, bạn hãy mang xe đến các trung tâm bảo hành hay gara sửa chữa để có phương án tốt nhất cho chiếc xế yêu của mình.  

Cách ngăn chặn tình trạng động cơ yếu đi

Hãy kiểm tra và vệ sinh lọc xăng đều đặn để giữ sức bền cho động cơ.

Hãy kiểm tra và vệ sinh lọc xăng đều đặn để giữ sức bền cho động cơ

- Thường xuyên bảo dưỡng xe: “Của bền tại người”, hãy cố gắng duy trì tuổi thọ dài nhất cho động cơ xe của bạn bằng việc đều đặn chăm sóc và làm mới. Động cơ là “trái tim” của xế yêu, vì vậy hãy lựa chọn các điểm bảo dưỡng uy tín.
- Thay lọc gió: Lọc gió của xe rất dễ bị bụi bẩn, đặc biệt là đối với các khu vực thành thị đông đúc, ô nhiễm. Khi lọc gió dính quá nhiều bụi bẩn hay bị hỏng, oxy sẽ không cung cấp đủ vào buồng đốt. Giống như cơ thể không hít đủ khí và sẽ bị yếu đi. Hãy nhớ vệ sinh lọc gió theo định kỳ 3- 6 tháng/lần cũng như theo yêu cầu của nhà sản xuất xe.
- Chú ý xăng bẩn: Nhiên liệu lẫn tạp chất cũng là nguyên nhân hay hỏng hóc động cơ. Lựa chọn cho mình những cây xăng đảm bảo uy tính, đủ chất lượng để duy trì sức bền cho bộ máy của xe.
- Kiểm tra lọc nguyên liệu: Tương tự đối với bộ lọc hay bình chứa xăng. Nếu bộ lọc xăng không được kiểm tra và vệ sinh dẫn đến lắng cặn bẩn với kích thước 1/1000 inch, bo bơm xăng sẽ bị tắc. Khi đó, động cơ xe phải cố sức hoạt động hơn để bùi vào nhiên liệu thiếu hụt. Đồng thời, lọc bẩn cũng sẽ khiến nguyên liệu dính tạp chất theo. 

Xem thêm:

Nguồn: banxehoi.com

Tin rao theo hãng

Xem thêm >>