Những hạn chế cần khắc phục trong ngành sản xuất xe hơi Việt Nam

09:23 15/12/2017

Báo cáo của nhóm công tác ô tô xe máy trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2017 đã thể hiện những nguyên nhân và hạn chế trong ngành sản xuất xe hơi Việt Nam.

Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập, thuế xe là 0%

Rất ít nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn QCD để tham gia chuỗi cung cấp toàn cầu 1

Rất ít nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn QCD để tham gia chuỗi cung cấp toàn cầu

Các chuyên gia VBF cho biết, số lượng xe tiêu thụ ở thị trường xe hơi Việt Nam còn thấp. Tính đến năm 2016, thị trường Việt Nam chỉ có khoảng 300.000 ô tô. Trong đó, xe lắp ráp trong nội địa đạt khoảng 230.000 xe, còn xe nhập khẩu từ nước ngoài chỉ khoảng 70.000 chiếc. Trong 10 tháng đầu năm nay, số lượng xe hơi tại thị trường Việt Nam giảm đến 9% so với cùng kì năm 2016.

Theo đó, tổng công suất sử dụng xe hơi chỉ đạt một nửa tổng số lượng đã đăng kí, khiến thị trường xe hơi Việt Nam không ổn định như các nước khác. Vì vậy, các nhà đầu tư không dám mạo hiểm quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chính phủ không hài lòng đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Số lượng sản xuất xe hơi thấp khiến Việt Nam không có nhiều lợi thế về quy mô đối với các hãng xe nước bạn trong khu vực. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp không dám đầu tư cho sản xuất các linh kiện trong nước. Từ đó, linh kiện sản xuất ở Việt Nam không thể cạnh tranh so với phụ tùng cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài.

Từ đó, có rất ít nhà cung cấp và sản xuất xe hơi có thể hoạt động và phát triển ở thị trường Việt Nam, đặc biệt là các công ty chuyên kinh doanh phụ tùng. Vì vậy, các công ty sản xuất ô tô và các hãng linh kiện lớn buộc phải nhập khẩu nguyên liệu và các chi tiết nhỏ từ nước ngoài. Kết quả là chi phí đắt hơn nhiều do nhà sản xuất ô tô phải chi trả thêm phí vận tải, đóng gói, thuế hải quan…

Nhóm công tác ô tô xe máy tiết lộ, các chi phí phát sinh trong việc nhập khẩu phụ kiện đẩy cho mức giá sản xuất trong nước cao gấp 20% so với xe sản xuất bởi Thái Lan và Indonesia. Khi cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức đi vào hoạt động, thuế xe trong khu vực chỉ còn 0%, chắc chắn khả năng cạnh tranh của xe sản xuất tại Việt Nam sẽ thấp hơn so với các nước cùng khu vực.

QCD vẫn chưa đáp ứng được các quy chuẩn sản xuất quốc tế

Những hạn chế cần khắc phục trong ngành sản xuất xe hơi Việt Nam 3

Theo Toru Kinoshita, Trưởng nhóm công tác ô tô và xe máy, các nhà sản xuất Việt Nam chưa có năng lực đảm bảo được các yêu cầu về QCD. Thực tế cho thấy, số lượng nhà sản xuất xe hơi Việt Nam có thể đảm bảo được tiêu chuẩn QCD để cung ứng quốc tế khá thấp.

Toru cũng cho hay, muốn sản xuất một chiếc xe hơi, nhà sản xuất phải có nhiều mối liên hệ với hệ thống cung cấp linh kiện và phụ tùng vô cùng rắc rối và phân thành nhiều tầng. Vì một chiếc xe hơi được cấu thành từ hàng nghìn linh kiện khác nhau với chất lượng không đồng nhất, do đó phải cần phân tầng cho nhà cung cấp. Thông thường, nhà cung cấp linh kiện sẽ được chia ra thành nhà cung cấp cấp 1, 2, 3 và công ty cung cấp nguyên vật liệu sản xuất. Mỗi tầng này sẽ có nhiều công ty cung cấp các loại phụ tùng khác nhau về chất liệu, chất lượng và chủng loại.

Nếu như nhà cung cấp nguyên vật liệu chỉ cần đảm bảo các chỉ số quy chuẩn theo yêu cầu thì các phân tầng khác có yêu cầu khắc khe hơn. Trong khi nhà cung cấp cấp 2, 3 phải đáp ứng và đạt được yêu cầu sản xuất chặt chẽ về chất lượng, chi phí và giao hàng (QCD), thì nhà cung cấp cấp 1 chỉ cần có được khả năng nghiên cứu và phát triển (Research and Development). Do đó, một công ty muốn phát triển và trở thành nhà cung cấp đòi hỏi nhiều nỗ lực, thời gian, chính sách phát triển và đặc biệt là khả năng chi trả.

QCD dần trở thành một bài toán khó dành cho các nhà cung cấp linh kiện và xe hơi Việt Nam khi thực tế cho thấy, có quá ít nhà cung cấp đáp ứng được các quy chuẩn quốc tế.

Vào năm 2016, nhằm vạch rõ được chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, nhóm trên đã kiến nghị Chính phủ thành lập Tổ công tác Ô tô liên ngành, trong đó bao gồm nhà cung cấp và công ty sản xuất, lắp ráp xe hơi. Tuy nhiên, mục đích của VBF đã không thành công khi Tổ công tác chỉ đi thăm nhà máy và tiếp nhận ý kiến của các công ty sản xuất.

Do đó, VBF đề nghị Tổ công tác Ô tô liên ngành nên có nhiều buổi họp và gặp gỡ các thành viên và báo cáo quy trình, chương trình, nội dung và kết quả lên Chính phủ. Đối với nhà nước, Chính phủ nên có các chính sách nhằm thu hút các nhà sản xuất linh kiện nước ngoài đầu tư vào thị trường xe hơi Việt Nam cũng như giúp các công ty trong nước đầu tư nhiều hơn vào ngành linh kiện xe hơi.

Nhóm chuyên môn khuyên các nhà cung cấp cấp 2 và 3 không nên cố gắng nhảy lên nhà cung cấp cấp 1 khi chưa đủ điều kiện và cơ sở vững chắc trong thời gian ngắn. Các nhà cung cấp cấp này nên duy trì đáp ứng được các yêu cầu và quy chuẩn QCD, tăng cường xúc tiến quan hệ hợp tác với các công ty ngoài nước nhằm đẩy mạnh chuyển giao công nghệ mới.

Nguồn: cafeauto.vn

Tin rao theo hãng

MG(107)

Xem thêm >>
Tin đã lưu